
Sản lượng sẽ lên 6 triệu tấn
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong ba tháng đầu năm 2025, Mỹ xuất sang Việt Nam hơn 414.000 tấn đậu nành, trị giá hơn 186 triệu USD, tăng 47% về lượng và 19% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.Tính chung cả năm 2024, Việt Nam nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn đậu nành với giá trị gần 1,1 tỉ USD. Trong niên vụ 2023-2024, Việt Nam cần nhập khoảng 2,2 triệu tấn đậu nành nguyên hạt và 5,9 triệu tấn khô đậu nành. Con số này được dự báo tiếp tục tăng lên 6 triệu tấn trong năm nay.Động lực tăng trưởng nhập khẩu đậu nành chủ yếu đến từ nhu cầu nguyên liệu của các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản trong nước.
Là quốc gia sản xuất thịt heo lớn thứ 6 và thủy sản lớn thứ 4 thế giới, Việt Nam cần lượng lớn khô đậu nành, thành phẩm từ quá trình tách chiết dầu từ hạt đậu nành để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Ngoài ra theo USSEC, ngành công nghiệp thú cưng tại Việt Nam cũng đang phát triển và dự kiến sẽ tăng gấp đôi quy mô vào năm 2028. Những xu hướng này mở ra cơ hội thị trường đầy tiềm năng cho đậu nành Mỹ, vốn nổi bật nhờ tính ổn định, truy xuất nguồn gốc rõ ràng và quy chuẩn sản xuất bền vững."Thật ấn tượng khi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam" - ông Timothy Loh, giám đốc khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương của USSEC, nhận định. Theo ông, mối quan hệ giữa USSEC và Việt Nam "được xây dựng trên sự tin tưởng và hợp tác dài hạn".Quan hệ bổ trợ, không cạnh tranh
Sự phát triển của thương mại nông sản giữa Việt Nam và Mỹ cũng gắn liền với tính chất bổ trợ trong sản xuất nông nghiệp giữa hai nước. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài nguyên và Môi trường - khẳng định nông nghiệp giữa hai nước mang tính bổ trợ𝔍 lẫn nhau, không💎 cạnh tranh trực tiếp và đã hình thành chuỗi cung ứng chung.
Do đó bất kỳ hành động nào can thiệp vào thương mại, đặc biệt việc áp thuế đều gây ra tác động tiêu cực cho cả hai bên. "Nếu Mỹ áp thuế đối ứng cao với nông sản Việt Nam, khiến các sản phẩm này giảm sức cạnh tranh hoặc gặp khó trong xuất khẩu thì phía Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng tương ứng, do không thể đưa hàng hóa vào Việt Nam", ông Tuấn nói.Ông lấy ví dụ, kim ngạch xuất khẩu nông sản giữa Việt Nam và Mỹ tăng trưởng đều đặn ở mức 10% mỗi năm từ năm 2016 đến nay. Nếu chỉ tính các mặt hàng nông sản thuộc nhóm trồng trọt và chăn nuôi (không bao gồm thủy sản và gỗ nội thất), hiện nay Mỹ đang có thặng dư thương mại với Việt Nam. Năm 2024, Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 3,4 tỉ USD các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, trong khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Mỹ khoảng 2,8 tỉ USD.

Tối đa: 1500 ký tự