Chiều giao mùa miền Tây, trời vừa hửng nắng đã rào mưa. Thương hồ Năm Hải cuống quýt trải bạt che gần 2.000 cuộn rơm trên chiếc ghe đang lặc lè xuôi dòng từ biên viễn Đồng Tháp về Chợ Gạo (Tiền Giang).
Nghề buôn rơm phải cẩn thận nắng mưaÔng lo lắng nhìn mây đen vần vũ, rồi mặt giãn ra khi nghe có bạn thương lái đang chờ mua rơm ở bến sông…
Cùng vợ chồng Năm Hải, nhiều ghe buôn rơm cũng đang hối hả xuôi về Chợ Gạo, ♓đoạn gần cầu Kinh Ngang. Bến sông này có những thương lái đang chờ mua rơm của họ để bán lại cho người nuôi bò, trồng nấm, trồng rau, thậm chí ép cuộn bán đi nước ngoài…
Nếu họ về đúng phiên, vài ngàn cuộn rơm khổng lồ từ cả mấy chiếc ghe lớn cũng bán vèo trong một hai ngày, nhưng không phải lúc nào cũng được như thế.
Nói nào ngay, đi buôn rơm có mấy cái sợ: mưa gió thì rơm nặng bị mất giá, mà nắng nóng thì rơm khô giòn lại sợ cháy. Tụi tui phải cẩn thận từng chút một.
Ông TƯ ĐEN
Đời quanh năm xa nhà, sống gạo chợ nước sông của những người buôn rơm
Từ buôn lúa đến buôn rơm
Gần xế chiều, ông Năm Hải - tức Nguyễn Văn Hải, người thương hồ với nước da đenꦏ sạm nắng gió ở tuổi gần 60 - mới thở ra sau khi bán hết hơn 600 c𝓀uộn rơm.
Ông đi từ cuối ghe lên đầu ghe với chú chó mực đồng hành để kiểm tra số rơm còn lại, rồi mắc võng nằm hóng gió sông ngay cửa buồng lái. Chú chó mực cũng nằm thè lè lưỡi bên chủ, mắt dõi lên bờ canh chừng kẻ lạ…Năm Hải bật cười: "Có thằng mực ngố này vậy chứ đỡ lắm. Nó như vệ sĩ cho mình". Ông kể có chủ ghe ngủ quên, từng bị trộm lấy tiền và điện thoại. Nhưng sợ nhất là lúc ghe đậu cặp bờ với cả đống rơm khô giòn, ai đó trên bờ hút thuốc rồi vô tình hay cố ý quăng bậy tàn thuốc là cực nguy hiểm, và đã từng có ghe rơm bị cháy vô phương cứu chữa dù ngay trên sông.
Những ghe bán hết chuẩn bị rời bến Chợ GạoQuê huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), gia đình ông Năm Hải làm lúa mưu sinh rồi lần hồi họ có ghe buôn lúa. 18 tuổi, ông đã theo ghe buôn dọc ngang miền Tây. Có thời gian ông còn đi ghe chở mướn cát xây dựng nhưng sau đó phải thôi vì vật liệu này bị kiểm soát nghiêm ngặt. Khi phong trào trồng nấm phát triển và các đồng cỏ cho bò ăn ngày càng bị thu hẹp, ông chuyển nghề buôn rơm lênh đênh sông nước .
"Tui rành rẽ miệt Đồng Tháp, nên lấy rơm dưới đó. Tùy mùa vụ và nắng mưa, mỗi cuộn rơm khô nặng ngót nghét 20kg bán tại ruộng giá khoảng 18.000 - 20.000 đồng. Tụi tui thu vô để chở đi bán lại lời vài ngàn đồng, nhưng cũng phải trừ đi 1.000 đồng tiền công bốc vác" - người thương hồ giàu kinh nghiệm này cho biết có thời điểm như tháng 9 - 10 giá rơm có thể lên 30.000 - 35.000 đồng một cuộn, mà cũng có khi chỉ còn 17.000 - 18.000 đồng...Chiếc ghe gỗ ông Năm Hải đang lênh đênh có tải trọng hơn 50 tấn và vẫn còn rất chắc chắn dù đã đóng gần 30 năm. Vợ chồng ông cũng mới "lên đời", mua lại chiếc ghe này từ một người ngán đời gạo chợ nước sông. Mỗi chuyến ông chở 1.800 - 2.000 cuộn rơm, nhưng chỉ có hai vợ chồng lớn tuổi tự xoay xở. "À quên, còn thêm thằng mực ngố này nữa, phải tính tới ba công lao động lận" - ông cười chỉ con chó vẫn nằm thè lưỡi, mắt luôn dõi chừng kẻ lạ như tôi. Thiệt ra, vợ chồng này đã quá thạo nghề. Ông chồng cầm lái, người vợ lo cơm nước và giao dịch mua bán, quán xuyến tiền bạc. Những việc nặng nhọc như bốc vác, họ đều thuê thanh niên.
Những người chưa bán hết rơm ngồi “tám” chuyện cùng xị rượu chuối hột ở bờ sông cho đỡ nhớ nhà
Cuối chiều, tôi dừng chân bên cầu Kinh Ngang (Chợ Gạo), nhiều ghe buôn rơm đã neo bến. Có chiếc may mắn bán hết, chuẩn bị rời bến cho chuyến thương hồ kế tiếp. Mấy chiếc vẫn ít nhiều còn rơm và đang ngóng đợi thêm bạn hàng. Cánh thương hồ trẻ lục tục bày bàn nhậu với chai rượu chuối hột và con vịt quay. Ông Năm Hải không uống được rượu nhưng cũng sà vào tìm đôi ba câu chuyện lớt lác với đồng nghiệp cho qua buổi chiều buồn hoang hoải xa nhà.Tâm sự chuyện đời gạo chợ nước sông, hầu như người đầu bạc lẫn kẻ đầu đen đều chung câu "nhớ nhà thấy bà cố nhưng vẫn phải lênh đênh rày đây mai đó vì áo cơm". Vợ chồng ông Năm Hải từ chuyến đi đầu năm hồi "hết mùng Tết" (ngày 12 tháng giêng âm lịch) đến giờ vẫn chưa về nhà. Người đi ngắn nhất cũng đã một, hai tháng rồi.
Ông Năm Hải nằm nghỉ trên võng ở buồng lái cùng chú chó mực ngố như vệ sĩ tin cậy - Ảnh: QUỐC MINHAnh Bảy Thảo vừa cười nịnh cậu con đang hăm "gọi điện méc má ba nhậu kìa", vừa nói lúa tuy trồng mùa nhưng nghề buôn rơm thì hầu như quanh năm nhờ có lượng rơm dự trữ, mà càng mưa gió thì càng phải đi nhiều vì đó cũng là lúc nhà nông cần rơm.
Người thương hồ tuổi gần 50, quê Hồng Ngự (tỉꦡnh Đồng Tháp) này kể chuyến nào may mắn thì neo bến 2-3 ngày đã bán hết, nhưng đôi khi cả chục ngày, nửa tháng cũng không hiếm. "Buôn bán mà, nay vầy mai 🙈khác, phải chịu thôi" - anh nói giờ nhiều người cũng xuống ghe đi buôn rơm nên bán chậm hơn trước và hay bị gối đầu nợ…
Ông Năm Hải đi đâu, chú chó mực cũng quẩn quanh - Ảnh: QUỐC MINHChuyện lời lãi của họ thì chuyến này chuyến khác, tùy bán nhanh hay chậm. Ông Năm Hải rổn rảng tâm sự có chuyến lời được 5 - 10 triệu đồng, có chuyến lời hơn nếu bán được nhanh đỡ chi phí. Người thương hồ mấy chục năm sống đời sông nước này tâm sự mỗi năm nếu may mắn thì kiếm lời được hơn trăm triệu đồng sau chi phí. "Tính ra vẫn có ăn hơn cắm mặt làm hai, ba mẫu ruộng, mà mình cũng đâu có tầm đó ruộng để mần".
Ghe rơm đang đợi khách mua ở bến Chợ Gạo - Ảnh: QUỐC MINH
Mưu sinh nghề lênh đênh sông nước, dân buôn rơm tâm sự họ xót con nhỏ thiệt thòi ở nhà. Bé nào còn nhỏ xíu thì phải xuống ghe, quanh quẩn trong cái buồng lái chật hẹp với cha mẹ. Lớn hơn một chút thì các bé lên bờ đi học, cha mẹ và con cái cách xa nhau biền biệt. Ông Nguyễn Văn Đen, một thương hồ theo những mùa rơm ở miệt Tầm Vu (Long An), còn nói cũng ngộ khi nhiều cha mẹ lênh đênh sông nước, mai mốt con cái cũng "mắc nghiệp" nối nghề xuống ghe. Và rồi đời cháu của họ lại tiếp tục thiệt thòi. Ngay ông Năm Hải cũng có con trai đi ghe rơm như cha…
Lênh đênh thương hồ... troTTO - Tay chân lúc nào cũng đen đúa vì tro bụi. Cuộc sống “gạo chợ nước sông” vất vả hơn những thương hồ khác, nhưng nghề buôn tro - thứ phụ phẩm nông nghiệp - vẫn tồn tại như “cần câu cơm” của nhiều người.
Email (*)
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tên (*)
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ý kiến của bạn (*)
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Mã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn)🐠.
🐬
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tấ꧂t cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng c꧑áo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chươn🌌g trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
🐲
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng🍬.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao s෴ẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và🐼 mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
Tối đa: 1500 ký tự